Nâng cao vai trò của tổ chức xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo thường niên các tổ chức xã hội về phát huy vai trò, sáng kiến của tổ chức xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. TS Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam, ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, PGS.TS. Hồ Uy Liêm - Chủ tịch Hội đồng quản lý NGO-IC chủ trì hội thảo.

TS Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biếu khai mạc tại hội thảo, TS Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, trong những năm qua các tổ chức xã hội phát triển mạnh mẽ. Theo báo cáo của Bộ Nội vụ tháng 8/2019 thì tổng số hội trong cả nước là 70.491, trong đó có 530 hội có phạm vi hoạt động cả nước và 69.961 hội hoạt động trong phạm vi địa phương. Đối với các tổ chức xã hội mà chúng ta vẫn quen gọi là các tổ chức phi chính phủ (VNGO), tổ chức ngoài công lập, chỉ tính riêng các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến tháng 12/2018 có 2.042 tổ chức.

Ngoài ra, TS Tân cho biết thêm, nhiều tổ chức xã hội đã phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, thực hiện việc vận động chính sách, đề xuất các kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực y tế, như dự thảo luật: Luật Phòng chống HIV/AIDS, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Khám chữa bệnh, Luật Chuyển đổi giới tính, Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá…

Bên cạnh đó, thực hiện các chương trình, dự án nhằm hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn dân, xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, thời gian qua Vusta đã triển khai Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS và đã phát huy được vai trò của cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.

Bên cạnh đó, thực hiện các chương trình, dự án nhằm hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn dân, xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, thời gian qua Vusta đã triển khai Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS và đã phát huy được vai trò của cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS.

Nhờ việc triển khai dự án từ năm 2011, nhiều người nguy cơ cao nhiễm HIV đã tránh được căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Và người nhiễm HIV đã biết được tình trạng bệnh của mình, sớm tiếp cận điều trị, chăm sóc, cải thiện sức khỏe. Số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2018, dự án đã hỗ trợ 4.459 người nhiễm HIV được kết nối, điều trị kháng virus, mua thẻ bảo hiểm y tế và tuân thủ điều trị. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, dự án đã hỗ trợ 2.954 người nhiễm HIV…

Giai đoạn 2018-2020, dự án tiếp tục các hoạt động thực hiện 3 mục tiêu của dự án: Đó là, cung cấp dịch vụ dự phòng HIV; củng cố hệ thống cộng đồng và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho tiếp cận dịch vụ. Các hoạt động của dự án nhằm tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng vào phòng, chống HIV/AIDS để góp phần thực hiện Mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 và chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030.

BS Đỗ Thị Vân – Giám đốc NGO-IC

Theo ý kiến của BS Đỗ Thị Vân – Giám đốc NGO-IC cho biết, hiện nay các tổ chức xã hội đã hoạt động và phát triển mạnh ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt nhất là vận động chính sách y tế, điển hình là vận động chính sách cấm sử dụng amiang ở Việt Nam và đã có nhiều kết quả đáng kể, trong đó Việt Nam đã đồng ý đưa amiang trắng vào phụ lục 3 công ước Rotterdam năm 2017; Xây dựng lộ trình dừng sử dụng amiang vào năm 2020.

Cũng theo BS Vân thì hiện nay các tổ chức xã hội có hệ thống rộng lớn từ trung ương đến địa phương; Đội ngũ chuyên gia trong hầu hết các lĩnh vực sức khỏe, môi trường; Cơ chế linh hoạt, mô hinh gọn nhẹ, có sức sáng tạo; Phương pháp làm việc có sự tham gia sâu sát với cộng đồng.

Quang cảnh hội nghị

Tuy nhiên, các tổ chức xã hội vẫn còn một số yếu đó là năng lực cong hạn chế; Cơ sở vật chất, kinh phí còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ quốc tế, khả năng huy động nguồn lực trong nước còn yếu; Sự hợp tác, kết nối giữa các tổ chức xã hội với nhau và với đối tác còn hạn chế. Chính vì những điều này đưa ra nhiều thách thức như tài chính không ổn định, phụ thuộc viện trợ nước ngoài, Nghị định 93 là rào cản cho tổ chức xã hội tiếp cận nguồn tài trợ quốc tế; Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, rõ ràng, nhất là Luật về Hội chưa được thông qua; Nhận thức về vị trí, vai trò tổ chức xã hội còn hạn chế từ phía cơ quan quản lý và xã hội, BS Vân cho biết.

Theo VUSTA

Mọi chi tiết tư vấn vui lòng liên hệ:

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

VIỆN CÔNG NGHỆ VÀ SỨC KHOẺ - HETEC

 Địa chỉ: Số nhà L7-45 Khu Đô thị Athena Fulland, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024 6680 6799                     - Hotline: 0917 021 858

Email: hetecvietnam@gmail.com            Website: https://hetec.vn 

Tin khác

FACEBOOK


LIÊN HỆ


LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

VIỆN CÔNG NGHỆ VÀ SỨC KHỎE - HETEC

Địa chỉ: Số nhà L7-45 Khu Đô thị Athena Fulland, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024 6680 6799;  Email: hetecvietnam@gmail.com; Website: https://hetec.vn 

Chịu trách nhiệm nội dung: Tiến sĩ Lê Hữu Thi - Viện trưởng 

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
Social   Social   Social  
© 2019 hetec.vn. All Rights Reserved