Nhiều ngoại hành tinh phù hợp với sự sống hơn Trái đất

Hóa ra, trong vũ trụ, hành tinh của chúng ta hoàn toàn không phải là nơi tốt nhất cho sự sống.

Các nhà khoa học đã xác định được 24 ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt trời) có những điều kiện thuận lợi hơn cho sự sống tiềm năng hình thành và phát triển.

Giáo sư địa sinh học Dirk Schulz-Makuch (ĐH Bang Washington - Mỹ) cùng các nhà thiên văn học Rene Heller (Viện Max Planck - Đức) và Edward Guinan (ĐH Villanova - Mỹ) giới thiệu những đặc điểm chi tiết của các ngoại hành tinh tiềm năng, hoàn toàn thích hợp để sống trên đó.

Trong số đó, có một số hành tinh già hơn, có kích thước to hơn Trái đất một chút, ấm áp và có thể ẩm ướt hơn. Sự sống cũng có thể phát triển dễ dàng hơn trên những ngoại hành tinh quay xung quanh những ngôi sao chậm thay đổi và có tuổi đời dài hơn Mặt trời.

Các nhà khoa học đã miêu tả tổng cộng 24 ngoại hành tinh ở cách xa Trái đất ít nhất 100 năm ánh sáng. Giáo sư Dirk Schulz-Makuch cho biết, các phân tích của nhóm có thể hỗ trợ cho các quan sát tương lai đối với những ngoại hành tinh tương tự như vậy, được thực hiện trong khuôn khổ các dự án như Kính viễn vọng Web Space, Đài Quan sát LUVIOR (của NASA) hay Kính viễn vọng PLATO (của ESA).

“Chúng ta cần tập trung vào các ngoại hành tinh có những điều kiện tốt nhất cho sự sống hình thành và phát triển. Chúng ta không ngừng tìm kiếm “Trái đất thứ hai”, bởi vì có thể có những thiên cầu thích hợp hơn cho sự sống” - Giáo sư Dirk Schulz-Makuch nói.

Các nhà khoa học tập trung tìm kiếm những ngoại hành tinh nằm trong cái gọi là khu vực có thể sống được – tức là chúng ở không quá gần và cũng không quá xa ngôi sao chủ. Các ngoại hành tinh phải là hành tinh đá và có nước lỏng trên bề mặt.

“Tuổi thọ” của Mặt trời được các nhà khoa học ước tính là khoảng 10 tỷ năm. Tính đến nay, ngôi sao của chúng ta đã “sống” được 4,5 tỷ năm. Các nhà khoa học cho rằng, nhiều ngôi sao giống như Mặt trời có thể đã lụi tàn quá nhanh khiến cho các dạng sống thông minh không thể phát triển trên các ngoại hành tinh quay xung quanh.

Chính vì vậy, các nhà khoa học cũng xem xét các hành tinh quay quanh các ngôi sao được gọi là sao lùn trắng. Các sao lùn trắng không nóng bằng và cho ít ánh sáng hơn Mặt trời của chúng ta.

Ưu điểm của các sao lùn trắng là chúng có tuổi thọ kéo dài từ 20 tỷ năm đến thậm chí 70 tỷ năm. Sự sống tiềm năng, do đó, sẽ có nhiều thời gian hơn để tiến hóa trên các hành tinh quay quanh sao lùn trắng.

Kích thước và khối lượng hành tinh cũng rất quan trọng đối với khả năng phát triển sự sống. Hành tinh lớn có nghĩa là diện tích bề mặt cho sự sống lớn; còn khối lượng lớn khiến cho nhân hành tinh sẽ “sống” lâu hơn, tạo ra từ trường thích hợp và duy trì được khí quyển.

Các nhà khoa học nhắc lại rằng, nước cần thiết cho sự sống. Do đó, sẽ tốt hơn nếu trên ngoại hành tinh có nhiều nước hơn trên Trái đất. Nhiệt độ hơi cao hơn trên Trái đất một chút sẽ đảm bảo có nhiều mây hơn và độ ẩm cao hơn – điều này cũng giúp đa dạng sinh học phát triển.

Theo Giáo dục & Thời đại

https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/nhieu-ngoai-hanh-tinh-phu-hop-voi-su-song-hon-trai-dat-ap2KoYcGR.html

Mọi chi tiết tư vấn vui lòng liên hệ:

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

VIỆN CÔNG NGHỆ VÀ SỨC KHOẺ - HETEC

 Địa chỉ: Số nhà L7-45 Khu Đô thị Athena Fulland, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024 6680 6799                     - Hotline: 0917 021 858

Email: hetecvietnam@gmail.com            Website: https://hetec.vn 

Tin khác

FACEBOOK


LIÊN HỆ


LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

VIỆN CÔNG NGHỆ VÀ SỨC KHỎE - HETEC

Địa chỉ: Số nhà L7-45 Khu Đô thị Athena Fulland, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024 6680 6799;  Email: hetecvietnam@gmail.com; Website: https://hetec.vn 

Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Hữu Thi - Viện trưởng Viện Công nghệ và Sức khoẻ

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
Social   Social   Social  
© 2019 hetec.vn. All Rights Reserved