Một con cá thần tiên hang động được các nhà khoa học chụp được trong chuyến du ngoạn hang động ở tây bắc Thái Lan vào năm 2019. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Florida.
Cá biết đi nghe có vẻ vô lý, nhưng những sinh vật lai này đã đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến hóa của động vật trên Trái đất.
Sử dụng ảnh chụp CT và bản đồ tiến hóa mới của họ chạch ở thượng nguồn, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã xác định được ít nhất 11 loài cá có khả năng đi bộ trên cạn. Những phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học tìm ra những động vật có xương sống đầu tiên tiến hóa để ra khỏi nước và lên đất liền.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học từ các viện khác nhau của Mỹ và Thái Lan đã phân tích cấu trúc xương của gần 30 loài cá chạch đồi - một họ cá nhỏ thường được tìm thấy ở Nam, Đông Nam và Đông Á.
Sau khi phân tích, lần đầu tiên nhóm nghiên cứu đã mô tả ba loại hình dạng xương chậu. Dựa trên hình dạng xương sống của một số con chạch kết nối với vây bụng của chúng, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 10 loài chạch khác sở hữu chiếc vây bụng to lớn bất thường giống như cá thần tiên trong hang.
Công bố phân tích về hình dạng xương chậu của cá thiên thần hang động. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Florida.
Nhà sinh vật học Zachary Randall, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Florida cho biết: “Các loài cá thường không có bất kỳ mối liên hệ nào giữa xương sống và vây bụng”.
"Nhưng trước đây, mọi người cho rằng loài cá thiên thần hang động là hoàn toàn độc nhất vô nhị. Điều thực sự thú vị là nghiên cứu này cho thấy họ chạch ở thượng nguồn có xương chậu cứng cáp phổ biến hơn chúng ta nghĩ".
Ông Randall cho biết, mặc dù loài cá thần tiên trong hang động được mô tả lần đầu tiên vào năm 1988, nhưng đây là lần đầu tiên nó được đưa vào cây họ chạch ở thượng nguồn.
"Với các cộng tác viên tại Thái Lan và sử dụng phân tích DNA, chúng tôi có thể sử dụng hàng trăm gen để theo dõi hình dạng xương chậu của những loài cá này theo thời gian. Giờ đây, chúng tôi có một cây chính xác hơn nhiều, bổ sung một khuôn khổ để nghiên cứu bao nhiêu loài có thể đi bộ và mức độ mà nó có thể di chuyển", ông Randall nói.
Callie Crwford, tác giả chính của nghiên cứu cho biết thêm: "Những con cá chạch này đã hội tụ đặc điểm cấu trúc xương để hỗ trợ việc đi lại trên cạn chưa từng thấy ở các loài cá khác. Mối quan hệ giữa những loài cá này cho thấy khả năng thích nghi với các dòng sông chảy xiết có thể là được truyền lại về mặt di truyền”.
Đặc biệt, bước đi của cá thiên thần trong hang động là cách thích nghi quan trọng để tồn tại ở những con suối chảy xiết trong hang động. Khả năng đi bộ cho phép nó bám vào lòng suối đá, di chuyển giữa các môi trường sống, và thậm chí leo lên thác nước khi mực nước dao động trong mùa khô. Khả năng di chuyển tăng lên này giúp cá thần tiên trong hang có thể tiếp cận các dòng nước giàu oxy mà các loài cá khác không tới được.
Theo Nhân dân
https://nhandan.com.vn/science-news/it-nhat-11-loai-ca-co-the-di-bo-tren-can-616669/