Bước đột phá này dựa trên sáng kiến xếp kim loại thành các lớp nguyên tử cực mỏng, chỉ dày tương đương ba nguyên tử.
Các lớp kim loại này được làm từ vonfram ditelluride, được xếp chồng lên nhau ở kích thước nano. Khi đưa điện vào chồng kim loại này, các lớp ở vị trí lẻ dao động nhẹ so với các lớp ở số chẵn trên và dưới nó. Sự thay đổi này giữ nguyên cho đến khi một luồng điện khác làm cho các lớp lẻ và chẵn một lần nữa được sắp xếp lại.
Như vậy, sự sắp xếp các lớp kim loại này trở thành một phương thức để mã hóa thông tin. Để đọc dữ liệu số được lưu trữ giữa các lớp nguyên tử này, các nhà nghiên cứu sử dụng một tính chất lượng tử gọi là độ cong Berry. Nó hoạt động giống như một từ trường để điều khiển các electron trong vật liệu, từ đó đọc được sự sắp xếp của các lớp mà không làm ảnh hưởng đến ngăn xếp.
Theo Khoa học & Đời sống
https://khoahocdoisong.vn/cong-nghe-luu-tru-du-lieu-moi-bang-vat-lieu-2d-sieu-mong-145729.html