Mỹ phóng vệ tinh do thám bí mật

Những cuộc phóng bí mật như vậy không phải là hiếm. Quân đội và cơ quan tình báo các nước thường xuyên đưa vệ tinh và hàng hóa khác nhau vào không gian. Nhưng một số chi tiết mà chúng ta có thể thu thập được từ những gì đã được biết về vụ phóng vệ tinh trinh sát bí mật NROL-44 vào tối 1/10 của Mỹ.

Hàng hóa của NROL-44 thuộc Cơ quan Tình báo Hàng không Vũ trụ Quốc gia (NRO). Các vệ tinh NRO thực hiện tất cả các loại chức năng, như chụp ảnh độ phân giải cao, nghiên cứu các vị trí trên mặt đất bằng radar và theo dõi các vụ phóng tên lửa. Tuy nhiên, sự kiện phóng lần này có vẻ không phục vụ bất kỳ chức năng nào kể trên.

NROL-44 sẽ vận chuyển hàng hóa vào một quỹ đạo địa đồng bộ giúp nó luôn ở trên một vị trí cụ thể của Trái đất. Ở quỹ đạo thấp, vệ tinh sẽ quay quanh hành tinh nhiều lần trong ngày.

Để duy trì vị trí cố định tương đối với Trái đất đang quay, một vệ tinh phải quay quanh quỹ đạo cách Trái đất quãng đường dài khoảng 22.000 dặm (36.000 km) - 9,2% khoảng cách đến mặt trăng. Vệ tinh GPS quay quanh quỹ đạo ở độ cao đó. Trạm vũ trụ quốc tế, để so sánh, cách Trái đất khoảng 254 dặm (408 km).

Các vệ tinh chụp ảnh độ phân giải cao của hành tinh có xu hướng quay quanh quỹ đạo ở độ cao tương đương với trạm vũ trụ; đủ gần để hiển thị các chi tiết rõ ràng trong hình ảnh.

Một vệ tinh NRO được phóng lên vào năm 2013 mang tên gọi là USA-245 có quỹ đạo nằm trong khoảng giữa 171 và 627 dặm (276 và 1.010 km) ở độ cao trên một con đường đi qua hai cực. Các nhà phân tích tin rằng công việc của vệ tinh này là chụp ảnh độ phân giải cao, như The Los Angeles Times đã đưa tin.

Quỹ đạo địa đồng bộ địa có thể quá cao cho việc chụp hình ảnh chất lượng cao. Nhưng đó là một nơi tuyệt vời để chặn sóng vô tuyến từ bất kỳ bên nào mà NRO muốn theo dõi, như Spaceflight Now đã đưa tin.

Như Space.com của Live Science đã đưa tin, NROL-44 ban đầu được lên kế hoạch phóng vào ngày 29/8, nhưng một máy tính đã hủy bỏ vụ phóng chỉ 3 giây trước khi cất cánh do trục trặc trong tên lửa. Lịch phóng đã được dịch sang đêm ngày 29/9, nhưng lại bị trì hoãn vì thời tiết xấu và vấn đề thủy lực, nhà điều hành United Launch Alliance (ULA) cho biết.

ULA, một dự án chung của Boeing và Lockheed Martin để cạnh tranh cho các dự án không gian, đang muốn loại bỏ tên lửa đẩy hạng nặng Delta IV. Nhưng Delta IV vẫn là một trong những tên lửa có tải trọng mạnh mẽ nhất của Mỹ.

Chúng ta không biết khối lượng chính xác của vệ tinh, nhưng Delta IV có thể đưa 6.750 kilôgam đi vào quỹ đạo địa đồng bộ. NRO trả cho ULA 440 triệu USD mỗi lần phóng tên lửa Delta IV, theo Space News. Hiện có những loại tên lửa rẻ hơn có thể thực hiện các vụ phóng lên quỹ đạo địa tĩnh, như Atlas-V trị giá 110 triệu USD cho mỗi lần phóng. Nhưng chúng mang trọng lượng ít hơn nhiều so với Delta IV.

Theo Giáo dục & Thời đại

https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/my-phong-ve-tinh-do-tham-bi-mat-1-WVuwtZcMg.html

Mọi chi tiết tư vấn vui lòng liên hệ:

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

VIỆN CÔNG NGHỆ VÀ SỨC KHOẺ - HETEC

 Địa chỉ: Số nhà L7-45 Khu Đô thị Athena Fulland, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024 6680 6799                     - Hotline: 0917 021 858

Email: hetecvietnam@gmail.com            Website: https://hetec.vn 

Tin khác

FACEBOOK


LIÊN HỆ


LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

VIỆN CÔNG NGHỆ VÀ SỨC KHỎE - HETEC

Địa chỉ: Số nhà L7-45 Khu Đô thị Athena Fulland, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024 6680 6799;  Email: hetecvietnam@gmail.com; Website: https://hetec.vn 

Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Hữu Thi - Viện trưởng Viện Công nghệ và Sức khoẻ

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
Social   Social   Social  
© 2019 hetec.vn. All Rights Reserved