Với thiết bị này, khi xe hoạt động, lượng khí thải sẽ đi vào thiết bị. Nhờ áp suất của bô và cấu tạo của thiết bị hình thành nên một lực giúp khí thải bám vào thiết bị và bị giữ lại. Khi đó, khí thải ra ngoài pô xe chỉ còn N2, O2, CO2 (dư)… không đáng kể. An cho biết qua quá trình thử nghiệm trên 2 loại xe là Lead và Air Blade, kết quả chỉ số AQI (chỉ số chất lượng không khí) hầu như không đổi hoặc giảm sau khi có thiết bị, nồng độ CO2 trong không khí đều giảm, mùi khói thải ra từ xe bớt nồng nặc hơn. Hiện thiết bị này đã hoạt động hiệu quả trong việc lọc bụi và khí thải do xe thải ra.
Điểm ưu việt của thiết bị là được lắp vào pô xe, thiết kế nhỏ, gọn, nhẹ, dễ lắp đặt. Nếu được lắp đặt đúng cách thì pô xe có thể lọc được bụi và khí thải dù xe đang hoạt động ở địa hình nào. Chẳng hạn như nếu hoạt động ở vùng núi, thiết bị lọc cần lắp song song nằm ngang với pô xe do địa hình rộng nhưng gồ ghề. Ở vùng nông thôn thì thiết bị lọc nằm song song phía dưới pô xe do địa hình rộng nhưng bằng phẳng, không ngập lụt. Còn vùng thành thị, thiết bị lọc sẽ nằm hướng chếch lên trên do thành thị dễ ngập lụt. Không chỉ vậy, bộ lọc còn cần phù hợp với từng thiết kế của xe, chẳng hạn với xe tay ga thì người sử dụng có thể đưa pô xuống phía dưới chỗ để chân, nối dài thiết bị hướng ra sau xe.
Theo Báo Khoa học & Đời sống
https://khoahocdoisong.vn/loc-bui-va-khi-thai-cho-xe-may-146035.html