Theo đó, các lĩnh vực được thỏa thuận cùng nhau nghiên cứu và hợp tác bao gồm: xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL), thông tin tập trung trong công tác xúc tiến thương mại; hợp tác nghiên cứu khả năng xây dựng các sàn giao dịch thương mại điện tử; nền tảng hội chợ, triển lãm trực tuyến; xây dựng, triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh mở rộng thị trường xuất khẩu; xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến (E-learning); nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật CNTT để vận hành hệ thống; tư vấn xây dựng các hệ thống quản lý chuyên ngành và các ứng dụng CNTT khác hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.
Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai xuất phát từ nhu cầu thực tế của tổ chức và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp, do đó, các ứng dụng CNTT sẽ được nghiên cứu, phát triển dựa trên những “chuyển đổi” của thực tế, cụ thể là quá trình chuyển đổi số hiện nay. Việc ứng dụng CNTT không chỉ như là một mục tiêu để tăng hiệu quả hoạt động như trước, bây giờ nó cần phải đóng vai trò như là một chiến lược của doanh nghiệp.
Dự kiến, các hoạt động huấn luyện và đào tạo về CNTT, các hoạt động hướng dẫn và tư vấn nhằm phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật CNTT sẽ được hai bên lên kế hoạch triển khai nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp và hệ thống xúc tiến thương mại. Các ứng dụng do hai bên hợp tác phát triển dựa trên những nghiên cứu và tìm hiểu hứa hẹn sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho hoạt động xúc tiến thương mại, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Theo Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam
https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3811/day-manh-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-hoat-dong-xuc-tien-thuong-mai.aspx