Công nghệ lọc nước CDI - bước đột phá về xử lý nước và môi trường

Ngày 12/6, Viện Công nghệ và Sức khỏe (Hetec) thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH VietDream tổ chức Hội thảo khoa học “Công nghệ lọc nước CDI - bước đột phá về công nghệ trong xử lý nước và môi trường”.

Thạc sĩ Lê Hữu Thi – Viện trưởng Viện Công nghệ và Sức khỏe - Trưởng ban tổ chức Hội thảo khoa học “Công nghệ lọc nước CDI - bước đột phá về công nghệ trong xử lý nước và môi trường” khai mạc Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có Tiến sĩ Đào Xuân Hưng – Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Tiến sĩ Vương Văn Việt – Tổng Biên tập Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng, Tiến sĩ Trịnh Ngọc Tuấn – Chuyên gia Đại học Điện lực, Tiến sĩ Ngô Thị Thúy Hường - Chuyên gia Đại học Phenikaa, Tiến sĩ Trịnh Bảo Sơn Chuyên gia Đại học Istanbul UK và hơn 30 Doanh nghiệp họat động kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị lọc nước và xử lý nước ở khu vực miền Bắc cùng các phóng viên, báo chí của Trung ương và Hà Nội đến.

Về phía Ban tổ chức có Thạc sĩ Lê Hữu Thi – Viện trưởng Viện Công nghệ và Sức khỏe - Trưởng ban tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Linh – Chủ tịch Hội đồng khoa học viện Công nghệ và Sức khỏe, ông Nguyễn Thanh Tuấn – Tổng giám đốc Công ty Vietdream, Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết – Giám đốc phát triển sản phẩm Công ty Vietdream- Chủ nhiệm đề tài khoa học.

Hội thảo nhằm phổ biến những ưu thế vượt trội công nghệ CDI trong lọc nước và xử lý nước sinh hoạt mang lại nguồn nước sạch sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Bên cạnh đó, những ưu thế vượt trội cùng các nghiên cứu triển khai ứng dụng của công nghệ lọc nước CDI trong lọc nước và xử lý nước sinh hoạt tại Việt Nam của nhóm nghiên cứu cũng được phổ biến tại hội thảo.

Được biết, người đặt tiền đề cho công nghệ lọc nước CDI là TS Đỗ Hữu Quyết. Anh có thời gian du học tại Hàn Quốc và hoàn thành sớm chương trình học thạc sỹ sau 2 năm, tiếp tục nhận học bổng tại Mỹ để lấy bằng tiến sĩ.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo Thạc sĩ Lê Hữu Thi, nhấn mạnh: Trước thực trạng tại Việt Nam hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề ở các khu vực thành thị và nông thôn cùng với sự biến đổi khí hậu tại các khu vực hạ lưu Đồng bằng Sông Cửu Long, dẫn tới nguồn nước ở các khu vực nêu trên đang có thực trạng bị xâm mặn.

Chia sẻ về công nghệ lọc nước CDI, TS. Đỗ Hữu Quyết cho biết, hiện nay nhiều mẫu nước sinh hoạt TP HCM không đạt tiêu chuẩn, một số bộ phận người dân Hà Nội chưa có nước sạch dùng, nguồn nước ngầm đồng bằng sông Hồng trước thực trạng bị ô nhiễm. Trong khi đó, các công nghệ lọc nước hiện nay như lọc thô (than, cát, sỏi) tuy giảm được chất bẩn, hữu cơ, phèn Fe, Mn, một phần As, chi phí đầu tư thấp, nhưng phải xả ngược, thay vật liệu định kỳ, không lọc được vi khuẩn và hầu hết các chất hòa tan khác.

Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết (bên trái ảnh) – Giám đốc phát triển sản phẩm Công ty Vietdream- Chủ nhiệm đề tài khoa học.

TS Quyết cũng cho biết thêm, CDI là công nghệ mới nhất hiện nay trên thế giới để xử lý các chất hòa tan trong nước, bao gồm muối và các chất gây ô nhiễm. CDI dùng phương pháp điện phân, dùng điện cực để hút các ion hòa tan trong nước như ion kim loại nặng, các chất độc… Nguyên lý của CDI là cho nước đi song song với màng điện cực, nên không gây áp lực cao làm rách màng gây thất thoát vi khuẩn và chất độc hại, vì thế tuổi thọ màng khá cao (khoảng 10 năm). Nước qua màng điện cực được lọc sạch chất lơ lửng (> 1µm), hấp thu 100% các chất độc như thuốc trừ sâu, phân bón, kim loại nặng, chất oxi hóa gây ung thư, loại trên 99% vi khuẩn, trung tính hóa độ pH. Ngoài ra, CDI còn giúp lưu giữ trên 50% các dưỡng chất cần thiết như Na, K, Li, một phần Ca, Mg, Fe, P,…

Tại hội thảo, nhiều nhà khoa học, chuyên gia có uy tín, các cán bộ quản lý trong lĩnh vực tài nguyên môi trường và doanh nghiệp trong lĩnh vực lọc nước cũng đưa ra các ý kiến phản biện, đóng góp nhằm cải tiến công nghệ.

Cũng tại hội thảo, Viện Công nghệ và Sức khỏe tổ chức công bố quyết định và ra mắt Ban Quản lý Dự án nước sạch nông thôn.

Ông Lê Hữu Thi (bên trái ảnh), Viện trưởng Viện công nghệ và sức khỏe cùng ông Nguyễn Xuân Thế (bên phải ảnh), Giám đốc Công ty CP Hetec Pharma ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Ban Quản lý Dự án nước sạch nông thôn là ban có chuyên môn phụ trách công tác quản lý dự án của Viện Công nghệ và Sức khỏe. Ban triển khai các dự án khảo sát nguồn nước tại khu vực nông thôn, miền núi làm cơ sở dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học; Tư vấn giải pháp nước sạch vệ sinh môi trường…

Theo kế hoạch hoạt động, năm 2020, ban sẽ tiến hành các hoạt động khảo sát, đánh giá sơ bộ về nguồn nước ngầm sử dụng trong sinh hoạt của cộng đồng ở các tỉnh nông thôn, miền núi phía Bắc để thu thập dữ liệu về nguồn nước làm cơ sở nghiên cứu, phát triển công nghệ trong lĩnh vực xử lý nước và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Một số hình ảnh các đại biểu đến dự và phát biểu tại Hội thảo khoa học “Công nghệ lọc nước CDI - bước đột phá về công nghệ trong xử lý nước và môi trường”.

Theo Công Luận

https://congluan.vn/cong-nghe-loc-nuoc-cdi--buoc-dot-pha-ve-xu-ly-nuoc-va-moi-truong-post82493.html

Mọi chi tiết tư vấn vui lòng liên hệ:

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

VIỆN CÔNG NGHỆ VÀ SỨC KHOẺ - HETEC

 Địa chỉ: Số nhà L7-45 Khu Đô thị Athena Fulland, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024 6680 6799                     - Hotline: 0917 021 858

Email: hetecvietnam@gmail.com            Website: https://hetec.vn 

Tin khác

FACEBOOK


LIÊN HỆ


LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

VIỆN CÔNG NGHỆ VÀ SỨC KHỎE - HETEC

Địa chỉ: Số nhà L7-45 Khu Đô thị Athena Fulland, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024 6680 6799;  Email: hetecvietnam@gmail.com; Website: https://hetec.vn 

Chịu trách nhiệm nội dung: TS. Lê Hữu Thi - Viện trưởng Viện Công nghệ và Sức khoẻ

LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI
Social   Social   Social  
© 2019 hetec.vn. All Rights Reserved